Khi xây tường khoảng cách cột thường lớn hơn 6 m thì ta làm bổ trụ cột phụ đà giằng chống nứt
Bổ trụ là gì?
Vậy thì bổ trụ là gì? Trên thực tế, bổ trụ là từ ngữ dùng để ám chỉ những phần tường được xây dựng lồi ra trên bề mặt phẳng của tường. Nó khá tương đồng với hình ảnh của những chiếc cột được gia công áp sát vào bề mặt tường.
Ý nghĩa của việc bổ trụ trong xây dựng
Sau khi đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi bổ trụ là gì thì chúng ta hãy cùng nhau khám phá tiếp những ý nghĩa hay ho của công đoạn này đối với lĩnh vực xây dựng nhé. Từ thời La Mã, việc bổ trụ đã được người dân sử dụng rất rộng rãi trong xây dựng với mục đích tạo dáng cho bề mặt của tường, tạo nên điểm nhấn cho tổng thể không gian và góp phần tăng thêm vẻ đẹp kiến trúc của ngôi nhà. Cho đến thời điểm hiện tại, giá trị thẩm mỹ của phương pháp này vẫn được các kiến trúc sư giữ nguyên và áp dụng vô cùng triệt để trong từng công trình. Ngoài ý nghĩa kể trên ra thì nguyên tắc bổ trụ vẫn còn một công dụng khác vô cùng quan trọng và nó cũng là nguyên nhân chính giúp cho phương pháp này được nhiều nhà thầu ưa dùng đến vậy. Đó chính là khả năng tăng tính gia cố, tạo sự vững vàng và tăng khả năng chống chịu với các tác động ngoại lực cho bức tường.
Nguyên tắc bố trí bổ trụ trong xây dựng
Có thể việc xây dựng một bức tường thì không hề khó, nhưng để tạo được chất lượng và giá trị sử dụng dài lâu trong hạng mục này mới là điều không phải ai cũng làm được. Đó chính là lý do mà phương pháp bổ trụ đã được ra đời với một số những nguyên tắc cụ thể.
Vấn đề đầu tiên mà chúng ta sẽ nói tới, đó là những bức tường nào mới cần áp dụng đến nguyên tắc bổ trụ? Sự thật đã chứng minh rằng, nguyên tắc bổ trụ sẽ phù hợp nhất khi thực hiện với những bức tường đơn lẽ, đứng một mình hoặc những vách tường gạch dài.
Bởi vì, đặc điểm chung của những loại tường này là không có điểm chịu lực trong trường hợp cả bức tường bị nghiêng về một phía, vấn đề này sẽ rất dễ khiến tường bị đổ hoặc sập. Vậy nên, việc tiến hành thực hiện bổ trụ sẽ giúp tạo điểm “tựa” nhằm hỗ trợ các loại tường nêu trên có thể được gia cố thêm độ vững vàng.
Nguyên tắc bố trí bổ trụ cụ thể được thực hiện như sau:
- Trong khoảng cách L=1-2H với H chính là độ cao của bức tường, nếu không có tường vuông góc thì phải gia tăng thêm số lượng trụ đứng. Điều này được đúc kết từ những tiêu chuẩn chung của việc gia công tường gạch trong lĩnh vực xây dựng.
- Khoảng cách giữa các trụ nên dài từ 2,4m cho đến 3m.
- Chân tường nên được gia công bằng bê tông để tạo sự liên kết vững vàng giữa phần móng và phần tường.
Bên cạnh đó, ở các vị trí giao nhau hoặc ở góc và đầu tường thì việc bổ trụ cũng được thực hiện theo những nguyên tắc khác, tùy theo từng trương hợp:
- Nếu đầu tường có cột thì bạn cần bố trí trụ cột thêm bằng ½ viên gạch.
- Nếu là cột giữ tường thì nên được sắp xếp xen kẽ theo thứ tự ¾ viên, tới ½ viên, rồi đến ¾ viên.
- Nếu là điểm giao nhau giữa tường và gạch Block thì cần bố trí ¼ viên gạch.
- Nếu là vị trí giao nhau của 2 bức tường thì bạn nên vận dụng sự kết hợp liên tiếp giữa ½ viên gạch.
Những lợi ích mang lại của việc bổ trụ
Tổng kết lại, việc bổ trụ sẽ mang đến những lợi ích như sau cho các công trình thi công:
- Tạo hình cho mặt tường theo nhiều lối kiến trúc khác nhau, giúp đem lại vẻ đẹp độc đáo cho tổng thể không gian của công trình.
- Tạo độ vững chắc và độ bền cho bức tường, tăng giá trị sử dụng của công trình đối với khách hàng.
- Tăng khả năng chống chịu của tường đối với các tác động của ngoại lực hoặc thời tiết.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã tự tìm được đáp án cho riêng mình về vấn đề bổ trụ là gì. Và nếu các bạn đọc giả thân yêu có nhu cầu muốn tìm kiếm một đơn vị thật sự uy tín, chất lượng để thực hiện thiết kế, thi công, xây dựng cho công trình của mình thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với CTY bằng những thông tin phía dưới để chúng tôi có thể tư vấn và báo giá cho bạn nhé