Công thức tính sắt thép dầm sàn nhà phố

tính thép sàn

Công thức tính cốt thép dầm là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và chất lượng công trình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách tính cốt thép dầm đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao phải tính toán cốt thép dầm?

Trước khi tìm hiểu về công thức tính cốt thép dầm, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm cơ bản về cốt thép dầm.

Dầm là cấu kiện cơ bản trong xây dựng. Công dụng của dầm là để đỡ các bộ phận phía trên, chịu tải trọng từ sàn, tường hay mái.

Cốt thép là vật liệu xây dựng có độ bền, khả năng chịu lực cực tốt. Những thanh thép kết hợp với bê tông xi măng để tạo thành bê tông cốt thép.

 

Cần tính toán cốt thép dầm thật cẩn thận để đảm bảo chất lượng công trình

Sở dĩ chúng ta cần tính toán cốt thép dầm bởi vì:

– Nếu như bê tông chỉ có khả năng chịu nén tốt thì cốt thép sẽ làm tăng khả năng chịu lực kéo của bê tông. Chúng ta cần tính toán cốt thép dầm chính xác để chúng phát huy khả năng chịu lực kéo tốt nhất.

– Cốt thép dầm còn được sử dụng để chống lại các lực cục bộ, lực phụ mà khi thiết kế, chúng ta chưa tính toán hết. Vì vậy việc tính toán cốt thép dầm sẽ giúp phân phối tải trọng đều trên sàn và giúp người thi công xác định vị trí đặt cốt thép chịu lực phù hợp.

– Với công thức tính cốt thép dầm chính xác, chúng ta sẽ không bị nhầm lẫn giữa vị trí của thép cấu tạo và thép chịu lực. Đảm bảo cốt thép dầm luôn là bộ khung vững chắc cho công trình.

Quy trình và công thức tính cốt thép dầm

Hiện tại có 2 quy trình, công thức tính cốt thép dầm mà các bạn có thể tham khảo, đó là: tính toán theo hướng xác định tiết diện thép và theo hướng đánh giá khả năng chịu lực của cấu kiện.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 công thức này nhé.

Quy trình, công thức tính theo hướng xác định tiết diện thép

Bước 1: Chọn momen tính toán.

Bước 2: Xác lập các thông số của vật liệu cần sử dụng trong cấu kiện.

– Cốt thép (tính cả thép chịu nén và chịu kéo): cường độ tính Rs.

– Bê tông: cường độ nén Rb.

Bước 3: Tính toán.

Giả sử:

– Tiết diện hình chữ nhật có chiều rộng b, chiều cao h.

– Khoảng cách từ trọng tâm tiết diện đến mép tiết diện là a.

– Khoảng cách từ trọng tâm cốt thép đến mép ngoài bê tông là h0 = h – a.

Khi đó, chúng ta tiến hành tính toán như sau:

 

Phương pháp tính cốt thép dầm thông qua cách xác định tiết diện thép

Bước 4: Bố trí cốt thép.

Bước 5: Kiểm tra các giả thiết tính toán về tiết diện thép, trọng tâm thép,…

Quy trình, công thức tính theo hướng đánh giá khả năng chịu lực của cấu kiện

tính thép sàn
tính thép sàn
tính thép dầm
tính thép dầm

Bước 1: Chọn momen tính toán.

Bước 2: Xác lập các thông số của vật liệu cần sử dụng trong cấu kiện.

– Cốt thép (tính cả thép chịu nén và chịu kéo): cường độ tính Rs.

– Bê tông: cường độ nén Rb.

Bước 3: Tính toán

– Giả thiết: Tiết diện hình chữ nhật với chiều rộng b, chiều cao h.

– Khoảng cách từ trọng tâm cốt thép đến mép ngoài bê tông: h0 = h – a.

– Tính khả năng chịu uốn của tiết diện:

[M] = min(M, MT) = min(RscA’s(h0 – a’), RsAs(h0 – 0.5xo) + Rbbxo(h0 – 0.5xo))

Bước 4: Đánh giá kết quả.

Thông qua 2 quy trình, công thức tính cốt thép dầm trên, chúng ta có thể thấy quy trình tính toán theo hướng đánh giá khả năng chịu lực của cấu kiện có công thức tính đơn giản hơn, giảm thiểu các bước tính toán trung gian. Nhờ đó, tránh được sai sót trong quá trình tính toán cũng như trong việc bố trí cốt thép sau bước tính toán.

 

Tham khảo giải pháp thi công 

Dựa vào những quy trình tính toán trên, Nhà Đẹp Sài Gòn đã mang đến cho khách hàng những mẫu thiết kế không chỉ đẹp về hình thức mà còn có chất lượng đảm bảo, bền vững với thời gian.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tính toán, thiết kế công trình hay bạn đang muốn có sự tư vấn của đội ngũ kỹ sư, nhân viên thiết kế giàu kinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988334641