Khái niệm thiết kế cảnh quan (Landscape Design) xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu, nhưng nhu cầu thiết kế cảnh quan cho các khu đô thị, khu dân cư đang có xu hướng gia tăng. Các nhà đầu tư dần nhìn thấy tầm quan trọng của cảnh quan xung quanh dự án và xác định đây là vũ khí marketing chiến lược. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhầm lẫn cảnh quan với một vài khái niệm khác.
Thiết kế cảnh quan là gì?
Nói một cách đơn giản, thiết kế cảnh quan liên quan đến việc hoàn thiện các không gian mở bên ngoài công trình. Đó có thể là phối hợp vị trí, chức năng, vật liệu tại vườn, sân chơi, khu dân cư, khuôn viên trường đại học, không gian công cộng,..
Nguồn gốc của thiết kế cảnh quan
Theo quan điểm của ASLA (American society of landscape architects), nguồn gốc của chuyên ngành bắt đầu từ việc phát triển không gian bên ngoài các ngôi nhà từ thời Trung cổ. Tiếp đó là những thiết kế vườn tại Pháp thế kỉ XVII, XVIII, cuối cùng khái niệm kiến trúc cảnh quan –landscape architecture – bởi Frederick Law Olmsted tại Mỹ năm 1863
Thiết kế cảnh quan từng tồn tại ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến, bắt đầu với thiết kế vườn tược của các tẩm cung. Các thiết kế hiện nay tại Việt Nam, thường là sự kết hợp giữa mô tip thiết kế xưa cùng với tư duy thiết kế đương đại. Sự kết hợp này đem lại những tác phẩm hài hòa, đẹp mắt.
Những nhầm lẫn khi nhắc đến thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan nghĩa là trồng cây xanh?
Không ít người vẫn suy nghĩ rất đơn giản rằng: Cảnh quan có nghĩa là trồng cây xanh, trồng càng nhiều càng tốt. Khi xung quanh đều là tường bê tông, càng nhiều mảng xanh càng thu hút khách hàng.
Thực tế, cảnh quan bao gồm nhiều yếu tố khác. Các kiến trúc sư cảnh quan không nhất thiết phải giới hạn trong thiết kế cây xanh, trồng hoa, mà có thể quy hoạch hệ thống hồ nước, cầu đi bộ, hệ thống đèn chiếu sáng, mặt lát…
Thiết kế cảnh quan nghĩa là làm vườn?
Đây là một trong những suy nghĩ sai lệch phổ biến khi nhắc đến thiết kế cảnh quan. Ở một quy mô rất nhỏ, 2 khái niệm này có thể gần như đồng nghĩa. Tuy nhiên, quy mô của cảnh quan không dừng lại ở đó.
Thiết kế cảnh quan cần phối hợp nhiều lĩnh vực, cần kiến thức chuyên môn của nhiều ngành như: cây trồng, vật liệu, kiến trúc, hệ thống kỹ thuật (điện,chiếu sáng, cấp thoát nước)…
Kiến trúc sư nội thất sẽ thiết kế luôn cả cảnh quan?
Hiện nay, các chuyên gia về kiến trúc cảnh quan Việt Nam phần lớn đều là kiến trúc sư hoặc kiến trúc sư đô thị nghiên cứu thêm về cảnh quan để phục vụ thêm cho dự án. Điều này có thể áp dụng với một số quy mô nào đó. Tuy nhiên, với các dự án lớn, các kiến trúc sư cảnh quan được đào tạo bài bản theo chuyên ngành sẽ được ưu tiên hơn.
8 nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan sân vườn
Thiết kế cảnh quan sân vườn nói riêng và thiết kế cảnh quan nói chung là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, phá cách, việc rập khuôn theo những nguyên tắc nhất định nào đó là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc nên áp dụng.
Tính thống nhất
Là sự lặp đi lặp lại một cách có trật tự, nhất quán và thống nhất các yếu tố như: chủng loại, chiều cao, kích thước, kết cấu, màu sắc của cây hay các nhóm thực vật, đá hay vật dụng trang trí trong thiết kế cảnh quan sân vườn.
Áp dụng nguyên tắc này sẽ đem lại một phong cách rất riêng cho mỗi thiết kế, nhất là khi bạn muốn tạo ra một cảnh quan sân vườn theo một chủ đề nhất định. Chủ đề ở đây có thể theo một loại hình cảnh quan nào đó như: Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, cảnh quan miền quê nam bộ, cảnh quan ốc đảo xa mạc…
Bạn cũng có thể chọn một chủ đề theo sở thích cá nhân. Chẳn hạn, nếu là người yêu chim, bạn có thể tạo ra một thiết kế cảnh quan sân vườn với chủ đề là chim bằng cách sử dụng các loại cây trồng thu hút chim, cũng như sử dụng các bức tượng, tổ chim, hay các đồ trang trí khác có liên quan. Tất cả được sắp xếp theo một thể thống nhất sẽ tạo ra một khu vườn không những đẹp mà còn có phong cách rất riêng.
Tính đơn giản hóa
Đơn giản là một trong những nguyên tắc được áp dụng rất nhiều trong cả thiết kế và nghệ thuật. Tương tự, bạn cũng có thể vận dụng sự đơn giản hóa trong thiết kế cảnh quan sân vườn nhằm làm nổi bật chủ đề của bạn. Một lợi thế nữa, là bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm những thành phần mới cho thiết kế của mình.
Vậy sử dụng tính đơn giản trong thiết kế cảnh quan sân vườn như thế nào?
Khá đơn giản, bạn nên sử dụng hai hoặc ba loại màu sắc của cây và lặp lại nó trong cả thiết kế. Tương tự với chủng loại cây, lặp lại từ hai đến ba loại cây cho sân vườn. Trang trí sân vườn một cách đơn giản theo một chủ đề nhất định nào đó. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật trang trí. Khi sử dụng đá, chỉ nên sử dụng một vài tảng đá ở những vị trí quan trọng để tạo điểm nhấn và phải sắp sếp gọn gàng, tự nhiên.
Tạo sự chuyển tiếp tự nhiên
Nguyên tắc này không quá khó để áp dụng và nó có tác dụng tránh sự thay đổi quá nhanh và đột ngột trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Vận dụng nguyên tắc này sẽ giúp cho cảnh quan sân vườn chuyên nghiệp hơn khi không mắc phải những sai lầm.
Quá trình chuyển tiếp tự nhiên có nghĩa là sự thay đổi diễn ra dần dần để đảm bảo sự thông suốt. Điểm dễ nhận biết nhất của quá trình chuyển tiếp tự nhiên là ở màu sắc và chiều cao của cây, ngoài ra còn có các yếu tố khác của cảnh quan như: Cấu trúc, hình dạng và kích thước của lá cây, cũng như các yếu tố khác như tượng, đá…vv.
Cách đơn giản nhất để tạo sự chuyển tiếp tự nhiên là sử dụng “bước chuyển hiệu ứng” tức là tổ chức cây trồng theo thứ tự kích thước giảm dần hay tăng dần. Từ những cây thân gỗ lớn, rồi tới cây bụi, cây hoa nhỏ và cuối cùng là thảm cỏ, lựa chọn loại cây thích hợp là rất cần thiết.
Chuyển tiếp tự nhiên bằng cách “tạo ra ảo giác”. Ví dụ, bạn có thể tạo ra ảo giác về khoảng cách bằng cách sử dụng chuyển dần từ các cây có tông màu ấm sang các cây có tông màu lạnh. Cách thiết kế này làm cho cảnh quan sân vườn của bạn có vẻ lớn hơn thực tế.
Một cách khác là sử dụng các cây có lá to và giày làm phông nền, tiếp theo là các cây có lá nhỏ và mượt mà hơn. Cách này không những tạo được sự chuyển tiếp tự nhiên mà còn tạo ra một ranh giới, nơi mà các cây lá rậm sẽ làm nền hay khung viền làm nổi bật những cây lá thưa, những loại cây mà rất khó nhìn thấy nếu đem trồng lẫn lộn hay phía sau các cây rậm lá khác.
Tính cân bằng
Tính cân bằng trong thiết kế cảnh quan sân vườn bao gồm sự cân bằng tuyệt đối về mọi mặt và sự cân bằng về một khía cạnh nhất định nào đó. Có hai dạng cân bằng mà bạn có thể sử dụng:
Cân bằng đối xứng
Tất cả các thành phần trong thiết kế đều được chia đều. Mọi thành phần đều có một phiên bản đối xứng giống nhau hoàn toàn về hình dạng, kích thước, màu sắc…
Nguyên lý này được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế cảnh quan sân vườn thời kỳ phục hưng. Những khu vườn thời kì này thường luôn đối xứng tuyệt đối cả về thành phần thiết kế và tổng thể hình học. Chỉ cần vẽ một đường tưởng tượng ngay giữa vườn, bạn sẽ thấy mỗi bên là một hình ảnh phản chiếu của bên còn lại.
Sự cân đối xứng này thường không thể có trong tự nhiên, tuy nhiên có một số người thích nhìn thấy mọi thứ cân bằng, nó mang lại sự ổn định và trật tự.
Cân bằng không đối xứng
Cân bằng không đối xứng trong thiết kế cảnh quan sân vườn có thể hiểu là một dạng không cân bằng, trừu tượng hay tự do nhưng vẫn tạo ra một thể thống nhất và cân bằng thông qua sự lặp lại của một số yếu tố.
Vì vậy, sẽ hơi khó khăn để nhận ra tính cân bằng không đối xứng trong một khu vườn, nhưng đó chính là ưu điểm để thiết kế cảnh quan có vẻ tự nhiên và thoải mái hơn.
Trong thiết kế cảnh quan vườn Nhật Bản truyền thống, các tảng đá, cây cối và đường dẫn nhìn có vẻ như được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, nhưng thực sự không phải vậy, bởi vị trí đặt của chúng đã được tính toán rất kĩ sao cho khi nhìn từ mọi vị trí trong vườn luôn đạt được trạng thái cân bằng.
Một ưu điểm nữa khi áp dụng nguyên lý cân bằng không đối xứng là nó không phụ thuộc vào hình dạng của khu vườn và bạn có thể tự do sáng tạo cho thiết kế cảnh quan của mình. Một thiết kế cân bằng bất đối xứng tạo cảm giảm ổn định, chứa trong nó những yếu tố được sắp đặt ngẫu nhiên làm cho thiết kế cảnh quan sân vườn trông rất tự nhiên.
Màu sắc
Màu ấm
Màu sắc tươi sáng như màu đỏ, vàng và cam dường như tiến về phía bạn và thực sự có thể làm cho một đối tượng có vẻ gần gũi hơn với bạn và thường được sử dụng ở phía trước của một thiết kế cảnh quan sân vườn. Trong hội họa, các họa sĩ cũng thường sử dụng kĩ thuật này để bắt trước thiên nhiên, sử dụng màu sắc ấm áp ở phía trước và màu sắc lạnh ở phía sau.
Màu lạnh
Màu lạnh như xanh lá, xanh dương và màu phấn làm cho một đối tượng có vẻ xa hơn từ bạn. Đây là một kĩ thuật tuyệt vời để sử dụng nếu bạn có một khu vườn nhỏ và muốn nó trông lớn hơn so với thực tế.
Màu trung tính
Các màu trung tính như xám, đen, trắng nên sử dụng như màu nền, hoặc kết hợp với các màu tươi sáng ở phía trước. Màu trung tính rất linh hoạt, nhưng nên hạn chế sử dụng.
Các màu khác
Màu sắc cũng có thể được sử dụng để hướng sự chú ý của bạn đến một khu vực cụ thể của cảnh quan sân vườn. Ví dụ, sử dụng các màu sắc tươi sáng một mình hay kết hợp với các màu lạnh như bạn muốn miễn sao tạo sự thu hút thị giác.
Điều thú vị với màu sắc là bạn có thể sử dụng bảng màu yêu thích của bạn cho mục đích riêng của bạn. Còn nếu bạn thích màu trắng, bạn có thể tạo lên một khu vườn với tất cả các bông hoa là màu trắng, sẽ rất tinh tế và giàu cảm xúc. Hơn nữa, nếu thêm bất kì một mảng màu nào khác trên nền màu trắng sẽ có hiệu ứng nổi bật rất cao và rất giàu tình nghệ thuật. Đây là một thủ thuật rất hiệu quả nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh về một yếu tố nào đó.
Các đường nét
Các đường thẳng
Trong thiết kế cảnh quan sân vườn, các loại đường thẳng hay vuông góc luôn tạo ra cảm giác mạnh mẽ và làm cho thiết kế có tính cấu trúc hơn. Nhờ đó dễ tạo sự thu hút hơn. Những đường thẳng luôn tạo cảm giác an toàn, dễ chịu và thuận tiện trong sử dụng.
Các đường lượn sóng
Các đường cong hay lượn sóng sẽ tạo cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng, phóng khoáng hơn. Một đường cong có xu hướng mịn màng, khoáng đạt, tự nhiên dùng trong thiết kế cảnh quan sân vườn sẽ tạo hiệu ứng thoải mái hơn. Nó tạo ra vẻ quyến rũ, mời gọi bạn tham quan khu vườn chứ không phải chỉ đạo bạn.
Khi bắt tay vào thiết kế một cảnh quan sân vườn, bạn phải xác định cách bạn muốn dòng chảy dẫn dắt mọi người qua cảnh quan như thế nào. Bạn muốn một thiết kế đem lại cảm giác trật tự, có tổ chức hay cảm giác phóng khoáng, dễ chịu hơn. Đó là điều thú vị trong thiết kế cảnh quan sân vườn.
Tính cân đối
Tuy rất đơn giản nhưng lại rất dễ vi phạm trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Thậm chí ngay cả những nhà thiết kế cảnh quan giạn dày kinh nghiệm nhất cũng có thể vi phạm nguyên tắc này vì nó rất dễ bị bỏ qua. Sự cân đối đơn giản là về tỉ lệ giữa các yếu tố trong một thiết kế. Trong tất cả các nguyên tắc thiết kế cảnh quan đều chứa tính cân đối nhưng bạn vẫn cần phải bỏ thơi gian suy nghĩ và hoạch định rõ ràng để tránh mắc phải. Hầu hết các yếu tố trong thiết kế cảnh quan đều có thể lên kế hoạch để đạt được sự cân đối cuối cùng.
Tính cân đối là tương đối và có thể được điều chỉnh linh hoạt để phủ hợp với những khu vực khác nhau trong một thiết kế cảnh quan sân vườn. Mục đích là để tạo ra rự tỷ lệ giữa ba kích thước chiều rộng, chiều dài, chiều sâu hoặc chiều cao. Làm được điều đó bạn sẽ đạt được sự hài hòa trong mọi kích thước của một thiết kế cảnh quan.
Tính lặp lại
Sự lặp đi lặp lại có mối quan hệ mật thiết với tính thống nhất, là nguyên tắc đầu tiên trong một thiết kế cảnh quan sân vườn, vì vậy sẽ thật phù hợp nếu ta cũng kết thúc với nó. Sự khác biệt lớn nhất là tính thống nhất sử dụng tất cả các thành phần của cảnh quan như cây trồng, các yếu tố kiến trúc, các yếu tố vô cơ để tạo nên một nét riêng hay một chủ đề, tất cả mọi thành phần đều phải phù hợp, tất cả các yếu tố được chọn đều phải bổ trợ cho yếu tố trung tâm và phải vì những mục đích nhất định.
Tính lặp lại được sử dụng trong nguyên tắc thống nhất là cách sử dụng lăp đi lặp lại một vài yếu tố hay hình thức nhất định để tạo ra công thức trong thiết kế cảnh quan sân vườn của bạn. Có một ranh giới mà bạn cần phải chú ý, nếu sử dụng quá nhiều yếu tố lặp lại sẽ làm cho thiết kế bị nhàm chán, nhưng khi sử dụng quá nhiều yếu tố khác nhau sẽ làm cảnh quan rất lộn xộn và vô tổ chức. Bạn cần vận dụng khéo léo để tạo ra một sân vườn hoàn hảo nhất.
Trên đây là những nguyên tắc bạn cần biết khi thiết kế cảnh quan sân vườn. Hãy liên hệ trực tiếp với Xây Dựng Phú Nguyễn để được tư vấn nhé!
Nguồn: https://kientrucsaigon.net