Quy định mật độ xây dựng tại hcm 2022

nhà lệch tầng

nhà lệch tầng
nhà lệch tầng

Quy định Chừa đất mật độ xây dựng tại tphcm 2022

Xây nhà bạn cần biết chừa mật độ xây dựng bao nhiêu khi nhà phố nhỏ chừa mật độ đẻ lấy gió lấy sáng bố trí cây thiên nhiên trong mật độ đảm bảo không khí không bị ngạt

khái niệm về mật độ xây dựng là gì, cách tính mật độ xây dựng và những quy định mật độ xây dựng tại tphcm 2021. Có rất nhiều khái niệm xây dựng mà CĐT vẫn chưa nắm rõ. Ở bài viết sau đây,  Phú Nguyễn  đã tổng hợp lại một số khái niệm liên quan đến mật độ xây dựng, mời bạn cùng tìm hiểu.

Theo như định nghĩa “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng” mã số QCVN 01:2019/BXD chia mật độ xây dựng làm 2 loại: Mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp

Mật độ xây dựng thuần:

Là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi (sân) đỗ xe, sân thể thao, công trình hạ tầng kỹ thuật)

Ví dụ:

  • Diện tích đất của nhà Bạn 10mx20m = 200m2.
  • Phần diện tích bạn xây nhà: 10mx16m = 160m2.
  • Phần sân trước bạn chừa 3m: 5mx3m=15m2
  • Phần sân trước bạn chừa 1m: 5mx1m=5m2

=> Như vậy mật độ xây dựng nhà bạn là: 160m2/200m2 x100 = 80%; trong đó phần xây dựng là 80% (tương ứng 160m2) Phần chừa sân 20% (tương ứng 20m2)

 

Mật độ xây dựng gộp:

Mật độ xây dựng gộp là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất có thể bao gồm cả: sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không gian xây dựng công trình).

Xem ngay: ép cọc bê tông  2021

Bảng quy định mật độ xây dựng nhà ở TPHCM 2022

“Căn cứ Quyết định số 04/2008/QÐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” (Căn cứ chung)”

“Quyết định số 135/2007/QÐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

“Quyết định số 135/2007/Qð-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

Sau đây là bảng mật độ xây dựng theo quy định nhà ở TP HCM, bạn có thể xem qua:

Diện tích lô đất (m2) ≤50 75 100 200 300 500 1000
Mật độ XD tối đa (%) Đối với quận nội thành  100 90 85 80 75 70 65
Đối với huyện ngoại thành  100 90 80 70 60 50 50

 

Trong đó:

  • Quận nội thành trung tâm (7 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh
  • Quận nội thành (9 quận): gồm các quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp
  • Quận ngoại thành (4 quận và 4 huyện): gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi.

Cách tính mật độ xây dựng nhà ở như thế nào?

Công thức tính mật độ xây dựng

Đây là cách tính để các cơ quan thẩm định, đơn vị tư vấn thiết kế và bên liên quan biết và thực hiện khi lập, thẩm định, phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng nhà ở có liên quan đến chỉ tiêu mật độ xây dựng công trình. Công thức tính mật độ xây dựng sẽ là:

Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của ngôi nhà (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%

Quy định về mật độ xây dựng tối đa cho phép

Bảng quy định mật độ xây dựng tối đa cho phép nhà ở liên kế, riêng lẻ (biệt thự, nhà vườn,..):

Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤50 75 100 200 300 500 ≥1.000
Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 80 70 60 50 40

Bảng quy định mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình:

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất
≤ 3.000 m2 10.000 m2 18.000 m2 ≥ 35.000 m2
≤16 75 65 63 60
19 75 60 58 55
22 75 57 55 52
25 75 53 51 48
28 75 50 48 45
31 75 48 46 43
34 75 46 44 41
37 75 44 42 39
40 75 43 41 38
43 75 42 40 37
46 75 41 39 36
>46 75 40 38 35

Công thức tính mật độ xây dựng nhà ở đối với những lô đất có diện tích nằm giữa các giá trị trong bảng

Mi = Ma – (Si – Sa) x (Ma – Mb) : (Sb – Sa)

Trong đó:

+ Si: diện tích của lô đất I ( m2)
+ Sa: diện tích của lô đất a (m2), bằng diện tích giới hạn dưới so với i trong các bảng mật độ xây dựng nhà ở, nhóm nhà chung cư, nhóm nhà dịch vụ đô thị và hỗn hợp.
+ Sb: diện tích của lô đất b (m2), bằng diện tích giới hạn trên so với i trong các bảng mật độ xây dựng nhà ở, nhóm nhà chung cư, nhóm nhà dịch vụ đô thị và hỗn hợp.
+ Mi: mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của lô đất có diện tích i (m2)
+ Ma: mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của lô đất có diện tích a (m2)
+ Mb: mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của lô đất có diện tích b (m2)

kientrucphunguyen.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988334641